Với nhiều lợi ích, mô hình cho vay ngang hàng P2P Lending được cho là sẽ dần thay đổi thói quen sử dụng tài chính của người Việt và bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới.
Sự phát triển của hình thức cho vay theo mô hình P2P Lending
Mô hình cho vay P2P Lending bao gồm hình thức cho vay đảm bảo (thể chấp) và không đảm bảo (tín chấp) giống với hình thức các ngân hàng đang áp dụng hiện nay. Chỉ khác là việc thẩm định sẽ được tiến hành trực tuyến và nhà đầu tư có quyền lựa chọn đối tác cần vay trên nền tảng P2P, cũng như theo dõi nguồn lợi nhuận từ người được cho vay.
Một ưu điểm khác của cho vay P2P là mô hình này dựa trên công nghệ Big Data thực hiện việc phân tích đánh giá và kiểm soát tất cả thông tin khách hàng hoàn toàn trực tuyến. Qua đó, việc thẩm định thông tin khách hàng sẽ nhanh, hiệu quả và chi phí thấp hơn rất nhiều so với hình thức truyền thống.
Một số hình ảnh trong ứng dụng
P2P Lending ra đời được xem là giải pháp thay thế hình thức tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ”, làm giảm các hoạt động cho vay trái pháp luật
Lãi suất được tính dựa trên cơ sở phân tích thông tin khách hàng, tài khoản mạng xã hội, tín nhiệm xã hội… và khách hàng sẽ được chia thành các nhóm tương ứng như của ngân hàng truyền thống. Hơn nữa, P2P Lending ra đời được xem là giải pháp thay thế hình thức tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ”, làm giảm các hoạt động cho vay trái pháp luật.
Hình ảnh ứng dụng trên chợ CH Google Play
Với P2P Lending, những người có nhu cầu vay được cung cấp một dịch vụ cho vay trực tuyến với phí dịch vụ hấp dẫn và nhanh chóng, đơn giản hơn nhiều so với những hình thức vay truyền thống. Chi phí dịch vụ phù hợp sẽ dẫn đến kết quả nhà đầu tư thu về được mức lợi nhuận cao hơn khi đem so sánh với việc gửi tiết kiệm hay đầu tư vào bất kỳ một sản phẩm của ngân hàng.
Chỉ trong thời gian ngắn ứng dụng đã có hàng trăm nghìn lượt download sử dụng và hàng trăm lượt đánh giá
Trên thế giới, các mô hình cho vay ngang hàng đang phát triển bùng nổ. Mô hình này lần đầu tiên xuất hiện ở Anh (Zopa, Funding Circle), sau đó thành công tại thị trường Mỹ (Lending Club, Prosper, SoFi, OnDeck, Avant) và đạt đỉnh tại Trung Quốc (Lufax, JimuBox, Dianrong, PPdai, Renrendai).
Theo thống kê năm 2015 của Prime Meridian Capital Management và China News, thị trường cho vay ngang hàng tại Mỹ đạt khoảng 18 tỷ USD, tại Trung Quốc là 150 tỷ USD về quy mô giao dịch. Một báo cáo của PricewaterhouseCoopers dự báo quy mô giao dịch tại thị trường Mỹ có thể tăng lên đến 150 tỷ USD vào năm 2025.